Huyện Phú Hòa - tỉnh Phú Yên
Nét đẹp câu đối Tết

Chuyên mục: Văn hóa xã hội - Khoa học và công nghệ | Đăng ngày: 13/02/2018

Mỗi năm, khi Tết đến, để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây, từ các nhà Nho cho tới những người bình dân vẫn trọng tục treo “câu đối đỏ”.

Câu đối đỏ ngày tết

Câu đối còn được gọi là Liễn. Liễn thường là những dải giấy màu đỏ hay hồng đào, hai đầu dải giấy có làm trục bằng gỗ hay bằng tre để treo lên. Cũng có khi Liễn không cần có trục và chỉ là những dải giấy để tiện dán vào những nơi cần trưng như ở hai bên bàn thờ, các cột nhà cửa, cổng hay ngõ. Câu đối là một loại thể văn học, có tính chất bác học thuộc thể biền ngẫu: gồm hai vế đối nhau, nhằm thể hiện ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một sự việc, một hiện tượng nào đó trong đời sống xã hội. Gọi là “câu đối” bởi mỗi câu đối gồm có hai vế và hai vế này phải “đối nhau” một cách tinh tế về cả chữ nghĩa và thanh âm bằng trắc. Ở nước ta, câu đối được bắt nguồn từ đời sống thực tế xã hội Việt, bắt nguồn từ cách nói đối ngẫu tự nhiên của ngôn ngữ dân tộc. Nhà thơ Bùi Thảo là một người yêu thích và có nhiều nghiên cứu về câu đối, nói về ý nghĩa phong tục treo câu đối đỏ ngày Tết, nhà thơ cho biết: Phong tục ngày tết treo câu đối đỏ đối với người Việt Nam có ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới được hạnh phúc, đầm ấm, sum họp. Từ đó, từ xưa, nước ta đã có tục lệ ngày tết treo câu đối trong nhà.

Ngày trước, ở những vùng quê, mỗi khi Tết đến, người ta cẩn thận dán câu đối đỏ ở cửa chuồng lợn, trâu, bò hoặc ở thân cây dừa, nhãn, ổi… để ngụ ý cầu mong cho mọi sự được tốt đẹp, vật nuôi hay ăn chóng lớn, sinh đẻ đầy đàn, cây trồng sai quả.

Nhà thơ Bùi Thảo

Sở dĩ câu đối Tết được gọi là “Câu đối đỏ” vì câu đối được viết trên giấy màu đỏ. Nhưng vì sao câu đối Tết thường được viết trên giấy đỏ? Nhà thơ Bùi Thảo giải thích: Trước đây có bài thơ các cụ nói là:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Những câu thơ ấy cũng có nhắc đến mực tàu giấy đỏ. Giấy đỏ tượng trưng cho sự đầm ấm, sự hạnh phúc, cầu chúc một vận mới được thành đạt tốt đẹp trong năm tới nên tết thường thường người ta chọn màu đỏ.

Từ xa xưa và ngày nay cũng vậy, chơi câu đối là một thú chơi tao nhã nhưng rất khó, bởi nó thể hiện trình độ học vấn và chữ nghĩa của những người được gọi là “có ăn, có học”. Người xưa thường lấy câu đối ra để thử tài nhau và lấy việc đối hay, đối dở để đánh giá trình độ học vấn của nhau. Câu đối càng hay, càng ý nghĩa thì người đó được xem là có tài càng cao, càng được mến mộ. Một câu đối hay hội tụ nhiều yếu tố, nhà thơ Bùi Xuân Trọng là người có nhiều năm nghiên cứu và là một trong số ít người có kiến thức sâu rộng về câu đối cho biết: Muốn có một câu đối hay, thứ nhất, cần những người hay chữ như các nhà khoa bảng, còn khi viết thì mượn những người chữ đẹp để viết. Câu đối hay phải dùng điển tích, ví dụ câu bên trái dùng điển tích trong kinh thì câu bên phải dùng trong truyện. Đối phải nghiêm chỉnh, khúc chiết. Chữ cuối của vế đầu luôn luôn là vần bằng và chữ cuối vế hai luôn luôn là vần trắc.

Nhà thơ Bùi Xuân Trọng

Xưa, hầu như nhà nào cũng dán những câu đối chào mừng năm mới ở trước cửa, hay trên bàn thờ, thân cột cái. Câu đối trở thành nhu cầu tinh thần của mọi người, biểu lộ sự thích chuộng chữ nghĩa, văn chương cùng cái thi vị của hồn thơ mà ai ai cũng muốn có. Do vậy, nhất là ở miền Bắc nước ta, mỗi độ xuân về, các cụ đồ lại ngồi trên hè phố hoặc những chợ tỉnh để cắm cúi viết câu đối cho người qua đường cùng thưởng thức. Còn người “văn hay chữ tốt”, những bậc khoa bảng đều tự tay viết lấy câu đối để trang trí cho nhà mình. Câu đối dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người, trong đó có nhà thơ Bùi Xuân Trọng. Khi được hỏi về những câu đối Tết tâm đắc nhất, nhà thơ say sưa chia sẻ: Câu đối có 2 loại là câu đối chữ Nôm và câu đối chữ Hán. Câu đối Nôm, ví dụ như:

Đất nước rộng đường xuân, hải đảo, biên cương bừng sức trẻ

Quê hương vui cảnh tết, núi sông, đồng ruộng sắc khởi tươi

Còn câu đối mừng xuân bằng chữ hán, ví dụ như:

Thiên tăng tối nguyệt, nhân tăng thọ

Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường

Câu đối chúc tết là như vậy. Người ta thường dán chơi tết, hết tết họ thay câu đối ấy đi, dán câu khác.

Tục chơi câu đối tuy đã có từ xưa nhưng đến nay hầu như vẫn còn giữ được giá trị của nó. Những câu đối Tết luôn khiến cho người thưởng thức có cảm giác ấm áp hơn trong mùa xuân mới.

Ngày Tết, bên ấm trà, chén rượu, cùng ngẫm nghĩ về những câu đối Tết của người xưa, ta thêm tự hào về trí và tài của tổ tiên đã tạo ra một loại sản phẩm văn chương đặc biệt, vừa công phu tỉ mỉ lại vừa cô đọng, hài hòa.

Hương Ly


Các tin cùng chuyên mục:

Tiếp nhận phản ánh việc thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 15/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Văn phòng HĐND - UBND huyện: 02573.886.548
Ông Nguyễn Bá Khải - Chủ tịch UBND Huyện 0903.584.789
Ông Đào Chu Tấn Đông - Chánh Thanh tra Huyện 0915.146.543
Bà Phan Thị Lệ Thu - Trưởng Phòng Nội vụ 0975.354.664
Thanh tra Sở nội vụ 02573.842.733
Phòng CCHC Sở nội vụ 02573.842.954
  • Phú Hòa: Cải cách hành chính - nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong chiến lược phát triển KT-XH
  • Sử dụng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Phú Yên
  • Sử dụng khẩu trang phòng ngừa virus nCoV
  • Hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng phòng chống virus nCorV
  • PV TT Son khuyen cao lay nCoV khi SD thu thuat khi dung

Thống kê truy cập