Làng nghề truyền thống: Làng chổi Mỹ Thành, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa

 

Tồn tại gần trăm năm qua, cái nghề "cha truyền con nối" vẫn đang miệt mài tiếp nối, giữ sức sống cho làng nghề bó chổi Mỹ Thành (xã Hòa Thắng, H.Phú Hòa, Phú Yên).

NGHỀ NUÔI LÀNG

Ở thôn Mỹ Thành (xã Hòa Thắng, H.Phú Hòa), từ nhỏ đến lớn ai cũng biết làm chổi, bụi đót nuôi sống họ từ khi còn thơ cho đến về già; nhỏ xíu xiu đã tập tành tước đót, cứng tay thì cột con, dày dặn thì quấn cán, bện chổi. Làm chổi là nghề của họ, là kế sinh nhai nuôi

Làng nghề bó chổi Mỹ Thành được công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2007, thu hút gần 1.000 lao động tham gia

Chẳng nhớ nổi từ khi nào, bà Phạm Thị Dạt (75 tuổi, ở làng nghề Mỹ Thành) cho biết từ nhỏ bà đã biết làm chổi, "bắt chước" ông bà tước đót, bện chổi rồi thạo nghề. Đôi tay thoăn thoắt không ngừng tước đót, bà Dạt chia sẻ: "Tôi bắt đầu công việc mỗi ngày từ lúc 6 giờ đến 17 giờ, 2.000 đồng/kg, ráng luôn trưa thì cũng tước được 40 - 45 kg, được 80.000 - 90.000 đồng đi chợ".

Bằng đôi tay khéo léo, tỉ mỉ của mình, những người thợ nghề đã cho ra những cây chổi kỳ công, tâm huyết. Để làm ra một cây chổi đót phải trải qua 5 công đoạn: tước đót, cột con, quấn cán, bện chổi và chặt đọt. Riêng công đoạn quấn cán và bện chổi cần dùng nhiều sức tay, người thợ phải quấn chặt tay, bện chặt con đót thì mới cho ra một cây chổi có độ bền và tính thẩm mỹ cao.

Là thế hệ thứ ba tiếp nối nghề truyền thống của gia đình, ông Nguyễn Tường Dân (45 tuổi, chủ cơ sở sản xuất chổi ở Mỹ Thành) cho biết: "Tôi theo nghề của gia đình, là thế hệ thứ ba, từ thời của ông nội truyền lại cho cha tôi, cha tôi truyền lại cho tôi, cứ thế tiếp nối nghề làm chổi. Cái này chẳng ai dạy mình đâu, nghề của làng nên ai đẻ ở xứ này cũng biết làm, cứ như trong máu vậy. Cứ nhìn ông bà làm rồi học theo, học từ cái dễ đến cái khó, riết rồi thạo nghề".

 

Nghề làm chổi đót thôn Mỹ Thành, tồn tại và phát triển trên 50 năm dưới hình thức các hộ tự bỏ vốn mua nguyên liệu, tự tổ chức sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ.

Theo UBND xã Hòa Thắng, mấy năm gần đây, sản phẩm chổi đót của làng nghề bó chổi Mỹ Thành được tiêu thụ mạnh, thị trường được mở rộng ra các tỉnh ngoài như Gia Lai, Đắk Lắk, Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận…

Người làm nghề mở rộng sản xuất, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 1.000 lao động tại địa phương, giúp người dân có thu nhập ổn định. Bình quân mỗi tháng làng nghề bó chổi Mỹ Thành sản xuất được 100.000 cây.

Để người dân có điều kiện đầu tư sản xuất, địa phương cũng đã kết nối với Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay phát triển sản xuất.

 

Làm chổi đót có 6 công đoạn gồm: Tướt đót, cột con, quấn, bện, đập cho xoè chổi và cắt tờ chổi. (Ảnh: Công đoạn tướt đót)

Đót được người làm chổi thu mua từ các huyện vùng cao của tỉnh Lâm Đồng. Việc làm chổi được thực hiện quanh năm, nhưng thời điểm chính vụ của nghề là dịp cuối năm. (Ảnh: Quấn đót)

Trước kia, người dân bện chổi bằng dây ni-lông, thì nay làm bằng cán nhựa.

Chổi sau khi bện cơ bản được đưa vào máy chà chổi để làm sạch bụi đót.

Những cây chổi dần thành hình, được các thương lái từ các nơi như, Khánh Hoà, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh thu mua để đưa đi tiêu thụ. (Ảnh: Bện chổi)

Được biết, trước đây, khi làng nghề chưa có nhiều thị trường, để có nguyên liệu sản xuất chổi, người dân tự đi lên rừng khai thác đót. Tuy nhiên, nay thị trường tiêu thụ mạnh khiến đót hạn chế nên người dân đặt mua đót ở tỉnh khác.

Hơn 5 năm nay, thị trường của chổi đót Mỹ Thành đã vươn xa đến các tỉnh trên cả nước, thậm chí cả TP. Hồ Chí Minh…