• :
  • :
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Phú Hòa "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH, TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phổ cập chữ ký số trên địa bàn

Trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số, việc sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử đã được xác định là một giải pháp quan trọng. Trong đó, ưu điểm hàng đầu mà chữ ký số mang lại là sự nhanh gọn trong thực hiện các thủ tục hành chính và giao dịch điện tử, không cần trực tiếp ký tay.

 

Tại lễ phát động chiến dịch cấp chữ ký số công cộng cho người dân

Mới đây, Thừa Thiên Huế bắt đầu cung cấp chữ ký số miễn phí cho người dân trên địa bàn. Trong chiến dịch này, với sự cam kết của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, người dân sẽ được cấp chữ ký số với các chính sách hỗ trợ, như miễn phí trong vòng 1 năm bao gồm phí khởi tạo chữ ký số và ký số dịch vụ công trực tuyến. Các dịch vụ khác sử dụng bao nhiêu trả bấy nhiêu theo khung giá của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số. Tùy vào chính sách của mỗi đơn vị cung cấp dịch vụ, người dùng có thể lựa chọn thay đổi đơn vị khác hoặc tạm dừng cho đến khi có nhu cầu trở lại mà không bị bất cứ ràng buộc nào khi kết thúc chương trình hỗ trợ sau 1 năm.

Việc triển khai sử dụng chữ ký số đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân như tăng cường bảo mật, giảm chi phí hoạt động, cải thiện năng suất, nâng cao trải nghiệm người dùng. Thay vì phải in ra giấy và ký tay các hợp đồng, thủ tục hành chính rồi gửi cơ quan chức năng, lưu trữ…giờ đây người dùng đã đăng ký sử dụng dịch vụ chữ ký số đều thấy rõ sự vượt trội cả về thời gian và sự tiện lợi.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, chữ ký số đang được triển khai rộng rãi nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp. Tỷ lệ người dân có chứng thư số cá nhân, sử dụng chữ ký số trong cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn còn rất khiêm tốn, dẫn đến các giao dịch liên quan đến cá nhân còn thực hiện theo phương thức truyền thống trên giấy, gây lãng phí, không đảm bảo tính xác thực.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, cho biết việc cấp chữ ký số công cộng miễn phí cho người dân là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ công, thủ tục hành chính… được nhanh hơn, thuận tiện hơn, đồng thời đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch, từ đó sớm hoàn thiện các điều kiện hình thành công dân số trên địa bàn tỉnh.

 

Hướng dẫn cấp chữ ký số cho người dân

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Xuân Sơn, sau khi kích hoạt chiến dịch cấp chữ ký số cho người dân thông qua 3 hình thức: Doanh nghiệp hỗ trợ cấp trực tiếp tại hộ gia đình, đăng ký trực tuyến qua ứng dụng của các doanh nghiệp cung cấp chữ ký số và đăng ký nhu cầu qua Hue-S, chỉ trong một tuần triển khai, chương trình đã cấp và tiếp nhận đăng ký gần 2.000 chữ ký số cho người dân. Đây là những kết quả rất đáng khích lệ thể hiện sự đồng hành của các doanh nghiệp, sự quan tâm của người dân trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tuy vậy, việc triển khai chiến dịch cũng đã phát sinh một số bất cập, như nguồn lực các doanh nghiệp chưa sẵn sàng, nhất là các doanh nghiệp không có chi nhánh tại Thừa Thiên Huế. Nhận thức của người dân chưa đủ “chín” để đẩy nhanh, mạnh chiến dịch. Ngoài ra, các nền tảng hỗ trợ cho việc sử dụng chữ ký số chưa nhiều nên chưa thu hút được nhiều người dân tham gia.

Để đạt mục tiêu chiến dịch đề ra, trong thời gian tới, Sở TT&TT, đơn vị sẽ triển khai các giải pháp đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã trong việc ứng dụng chữ ký số vào dịch vụ công trực tuyến trên Hue-S, sớm đưa giá trị chữ ký số vào cuộc sống; đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức đồng thời huy động nguồn lực truyền thông của các doanh nghiệp nhằm tạo ra sự da dạng thông tin giúp người dân tiếp cận. Phối hợp với các doanh nghiệp tích hợp các dịch vụ, tiện ích chữ ký số lên Hue-S. Ngoài ra, cũng yêu cầu các doanh nghiệp huy động thêm nguồn lực như cam kết nhằm kích hoạt kịp thời với các nhu cầu đăng ký trực tuyến cũng như tăng cường về tận hộ gia đình cấp chữ ký số cho người dân.

Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ triển khai chương trình phổ cập chữ ký số cho toàn dân trong vòng 12 tháng với 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: 3 tháng kể từ ngày công bố kích hoạt chương trình. Giai đoạn này, các doanh nghiệp cung cấp chữ ký số cam kết triển khai sẽ đến từng hộ gia đình để hỗ trợ cấp phát chữ ký số cho toàn dân. Giai đoạn 2: 9 tháng kể từ thời gian kết thúc giai đoạn 1. Giai đoạn người dân chưa được cấp phát sẽ chủ động qua các kênh được công bố để đăng ký cấp phát. Việc đến tận hộ gia đình hỗ trợ tùy thuộc vào chương trình của các doanh nghiệp. Sau khi được cấp chữ ký số, người dân có thể sử dụng để đăng ký dịch vụ công trực tuyến mà không cần mang theo giấy tờ in sẵn đến các đơn vị cung cấp dịch vụ công. Người dân chỉ cần ngồi tại nhà hay bất cứ đâu, điền các thông tin theo mẫu có sẵn trên dịch vụ công của Hue-S và thực hiện ký số thì sẽ được cơ quan nhà nước chấp nhận.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản mới
Thống kê truy cập
Hôm nay : 370
Hôm qua : 205
Tháng 10 : 6.955
Tháng trước : 9.432
Năm 2024 : 16.798