HUYỆN PHÚ HÒA: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương, trong thời gian qua, huyện Phú Hòa luôn tăng cường sự quan tâm và đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, chú trọng nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương, trong thời gian qua, huyện Phú Hòa luôn tăng cường sự quan tâm và đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, chú trọng nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Ngày 07/5/2024, UBND huyện Phú Hòa đã ban hành Kế hoạch số 120/KH-UBND huyện về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phú Hoà năm 2024. Theo đó, nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các xã, thị trấn trong năm 2024 có tổng số 13 lớp với 319 lao động tham gia. Tính đến tháng 9/2024 trên địa bàn huyện đã tổ chức 8 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 126/187 lao động tham gia học nghề. Kế hoạch này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với hiệu quả giải quyết việc làm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn; Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; tiếp tục phát huy thực hiện lồng ghép đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo các cấp bậc nghề với các chương trình, đề án, dự án khác của địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, gắn với các hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn; đào tạo nghề gắn với chính sách an sinh xã hội, thực hiện các công trình phúc lợi xã hội, góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững và nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Về chỉ tiêu đào tạo: tổ chức tuyển sinh đào tạo 13 lớp, số lao động được đào tạo là 319 người; đào tạo nghề nông nghiệp 4 lớp với 143 người; đào tạo nghề phi nông nghiệp: 9 lớp với 176 người; trong đó 3 lớp đã tổ chức bế giảng là xã Hòa Định Đông, Hòa Thắng và Hòa Định Tây với 72 lao động.
Về đối tượng, điều kiện và chính sách học nghề gồm nhóm lao động xã hội, lao động dịch chuyển từ địa phương khác vào làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đào tạo cho 07 nhóm đối tượng thuộc nhóm yếu thế, cụ thể:
Người khuyết tật; Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân; Người thuộc hộ cận nghèo; Người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các đối tượng nhóm 1, 2, 3, 4; Người chấp hành xong án phạt tù ; Điều kiện người được hỗ trợ học nghề đối với các đối tượng: là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Hỗ trợ chi phí đào tạo: Mức hỗ trợ từng nghề theo Quyết định số 10 của UBND tỉnh về phê duyệt danh mục nghề và mức chi phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh.Hỗ trợ tiền ăn, đi lại: 30.000 đồng/người/ngày thực học; 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.Đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tương Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Một số hình ảnh khai giảng các lớp nghề lao động nông thôn
Quy mô đào tạo, chương trình, phương thức đào tạo: đối với 7 nhóm đối tượng: Tối đa 35 học viên/lớp; đối với nhóm lao động xã hội: Tổ chức lớp đào tạo phù hợp theo điều kiện thực tế của đơn vị, doanh nghiệp. Đào tạo cho người lao động được thực hiện đa dạng, linh hoạt: Đào tạo chính quy tại các cơ sở đào tạo; đào tạo lưu động tại các địa phương; đào tạo tại nơi sản xuất, doanh nghiệp, làng nghề; kết hợp đào tạo lý thuyết tại cơ sở và thực hành nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ...; việc tổ chức đào tạo nghề cho người lao động chủ yếu dạy thực hành, thời gian đào tạo phù hợp từng nghề, phù hợp nhận thức của người lao động; ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm: Lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người khuyết tật; người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm.
Học viên thực hành nghề Kỹ thuật pha chế đồ uống
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo các cấp bậc nghề phải đủ điều kiện về chương trình, giáo trình, giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề theo quy định. Không để các cơ sở đào tạo nghề không đủ điều kiện, tổ chức đào tạo nghề kém hiệu quả tham gia đào tạo cho người lao động.
B.THỦY