• :
  • :
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG PHÚ YÊN (01/4/1975 - 01/4/2025) VÀ NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2025)
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đưa vào Trường giáo dưỡng người dưới 16 tuổi gây tai nạn giao thông

 Khi gây ra tai nạn giao thông, N.A.H là người dưới 16 tuổi và không có giấy phép lái xe theo quy định nên H đã bị Tòa án nhân dân huyện Phú Hòa áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào Trường giáo dưỡng trong thời gian 09 tháng.

 Khi gây ra tai nạn giao thông, N.A.H là người dưới 16 tuổi và không có giấy phép lái xe theo quy định nên H đã bị Tòa án nhân dân huyện Phú Hòa áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào Trường giáo dưỡng trong thời gian 09 tháng.

Cụ thể, ngày 19/10/2023, N.A.H, sinh ngày 11/01/2008, trú thôn Cẩm Thạch, xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên không có giấy phép lái xe theo quy định, tự ý điều khiển xe mô tô (dung tích xi lanh trên 50cm3) lưu hành trên đường Quốc lộ 25 theo hướng Đông-Tây, khi đến đoạn Km17+950m thuộc thôn Cẩm Thạch, xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên do thiếu chú ý quan sát nên đã gây ra tai nạn giao thông với xe đạp điện do ông V.N.Đ, sinh năm 1973, ngụ ở thôn Phú Sen Đông, xã Hòa Định Tây điều khiển lưu hành phía trước cùng chiều, làm ông Đ chết do chấn thương sọ não nặng.

Có thể thấy, hiện nay khi tham gia giao thông, chúng ta thường hay bắt gặp hình ảnh các em dưới 18 tuổi nhưng lại đi xe máy, xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên. Vì các em chưa phát triển đầy đủ về thể chất, chưa có kỹ năng nên không thể điều khiển phương tiện xe máy, xe mô tô có dung tích xi lanh trên 50cm3 một cách an toàn. Bên cạnh đó, các em cũng chưa qua đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe nên các kỹ năng lái xe an toàn, hiểu biết về Luật Giao thông đường bộ gần như không có, cộng với tâm lý muốn thể hiện nên dễ dẫn đến vi phạm luật giao thông như: lái xe dàn hàng ngang, phóng nhanh vượt ẩu, chở 02-03 người, không đội mũ bảo hiểm… thậm chí dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản.

Khi gây ra tai nạn giao thông, đặc biệt là có người tử vong, các em này phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý rất cao (bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đưa vào Trường giáo dưỡng…). Đồng thời, các bậc cha mẹ, người thân được xem là “tiếp tay” giao phương tiện xe máy, xe mô tô cho con em điều khiển cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do đó, để kiềm chế tình trạng trên, trước hết, mỗi em trong độ tuổi chưa thành niên cần phải tự nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, không được điều khiển phương tiện xe máy, xe mô tô dung tích xi lanh trên 50cm3. Các bậc cha mẹ, gia đình có con em trong độ tuổi này cần phải tăng cường, có biện pháp quản lý chặt chẽ việc sử dụng phương tiện của con em mình; không được lơ là, tự ý giao xe máy, xe mô tô có dung tích trên 50cm3 cho con em mình điều khiển dù là đi rất gần. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, các chế tài xử phạt… nhằm góp phần kiềm chế tai nạn giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại địa phương.

PH. ANH

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản mới
Thống kê truy cập
Hôm nay : 112
Hôm qua : 301
Tháng 04 : 9.980
Tháng trước : 10.347
Năm 2025 : 39.372