• :
  • :
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG PHÚ YÊN (01/4/1975 - 01/4/2025) VÀ NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2025)
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lễ hội Đền thờ Lương Văn Chánh năm Giáp Thìn 2024

Sáng ngày 15/3 (tức mùng 6/2 năm Giáp Thìn), tại di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Đền thờ Lương Văn Chánh (thôn Long Phụng, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa), UBND huyện Phú Hòa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Lương Văn Chánh và các bậc tiền nhân đã có công khai khẩn, tạo dựng vùng đất Phú Yên.

Sáng ngày 15/3 (tức mùng 6/2 năm Giáp Thìn), tại di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Đền thờ Lương Văn Chánh (thôn Long Phụng, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa), UBND huyện Phú Hòa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Lương Văn Chánh và các bậc tiền nhân đã có công khai khẩn, tạo dựng vùng đất Phú Yên.

Các đại biểu dự lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Lương Văn Chánh.

Dự lễ dân hương có các đồng chí: Phạm Đại Dương - Ủy viên BCH trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Cao Thị Hòa An - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Tạ Anh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh và huyện Phú Hòa; các thành viên Tộc họ Lương cùng đông đảo nhân dân và du khách.

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Phú Hòa Nguyễn Bá Khải phát biểu tại buổi lễ.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã ôn lại công lao to lớn của danh nhân Lương Văn Chánh trong việc tổ chức, lãnh đạo nhân dân khai khẩn, tạo dựng vùng đất Phú Yên từ những năm cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII.

Lãnh đạo tỉnh và huyện dâng hương Thanh hoàng Lương Văn Chánh.

Danh nhân Lương Văn Chánh sinh vào khoảng thập niên 40 của thế kỷ XVI tại Thanh Hóa. Năm 1597, Lương Văn Chánh được chúa Nguyễn Hoàng giao nhiệm vụ đưa lưu dân vào khai khẩn vùng đất từ đèo Cù Mông đến đèo Cả (tức Phú Yên ngày nay). Ông cùng các phụ tá đã tổ chức cho dân khai khẩn đất đai gắn liền với quy dân lập ấp, tập trung trồng cây lương thực, làm thủy lợi; khai khẩn vùng đất châu thổ sông Cái, Đà Rằng, Bàn Thạch để tổ chức sản xuất… Nhờ vậy, vùng đất này phát triển thành một vùng nông nghiệp rộng lớn, cuộc sống của nhân dân nhanh chóng ổn định.

Với tài năng, công lao của Lương Văn Chánh, cùng ý chí sức mạnh của nhân dân địa phương, những năm đầu thế kỷ XVII, vùng đất trấn biên đã trở nên trù phú, xóm làng đông đúc, trải dài từ Cù Mông đến núi Đá Bia, là cơ sở để chúa Nguyễn Hoàng thành lập phủ Phú Yên với hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa vào năm 1611. Sau khi Lương Văn Chánh mất vào ngày 19/9 năm Tân Hợi (tức năm 1611) tại làng Phụng Các, tổng Thượng Đồng Xuân (nay là thôn Long Phụng, xã Hòa Trị), ông được nhân dân địa phương suy tôn là “Thành hoàng” và lập đền thờ để ghi nhớ công lao to lớn của ông đối với vùng đất Phú Yên. Đền thờ và Mộ danh nhân Lương Văn Chánh đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1996.

Lễ hội Đền Lương Văn Chánh là dịp để thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn công lao to lớn của các thế hệ tiền nhân và là dịp để nhân dân Phú Yên nói chung, Phú Hòa nói riêng tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vượt qua khó khăn, thử thách quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, phồn vinh.

Nghi lễ rước sắc, tế cáo yết, rước linh vị từ Mộ về Đền thờ Lương Văn Chánh.

Trước đó, vào chiều ngày 14/3 (tức mùng 5/2 năm Giáp Thìn), Tộc họ Lương đã tổ chức lễ rước sắc, tế cáo yết, rước linh vị từ Mộ về Đền thờ Lương Văn Chánh theo nghi thức cổ truyền. 

Các hoạt động diễn ra tại Lễ hội Đền thờ Lương Văn Chánh năm Giáp Thìn 2024.

Trong Chương trình lễ hội, nhiều hoạt động đã diễn ra sôi nổi như hội trại “Hướng về cội nguồn”, Hội thi Dân ca Bài chòi, Hội đánh bài chòi truyền thống, Liên hoan tuyên truyên ca khúc Cách mạng, Hội thi văn hóa ẩm thực, Trưng bày các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện và trưng bày các sản phẩm sinh vật cảnh độc đáo của các nghệ nhân trên địa bàn huyện; các trò chơi dân gian như: Bịt mắt bắt dê, bịt mắt bắt heo, bịt mắt bắt vịt, bắt cá trong ao, kéo co, nhảy thụng, đập ấm, vượt cầu hái lộc, nấu cơm trên đường hành quân … thu hút đông đảo du khách tham gia và cổ vũ.

                                                                                     Tin, ảnh: Văn Tính


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản mới
Thống kê truy cập
Hôm nay : 163
Hôm qua : 326
Tháng 05 : 2.090
Tháng trước : 10.077
Năm 2025 : 41.559