• :
  • :
Chào mừng kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số vào Bến (28/11/1964 – 28/11/2024)!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI QUYÊN GÓP TỪ THIỆN

Vấn đề thiên tai, dịch bệnh, sự cố hay tình trạng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn hiện nay, bên cạnh chính sách, sự đồng hành, hỗ trợ của Chính phủ, nhiều cá nhân đã đứng lên kêu gọi quyên góp từ thiện để hỗ trợ, giúp đỡ. Song thời gian qua cũng đã có không ít cá nhân kêu gọi không đúng cách hoặc lợi dụng để trục lợi.

Vấn đề thiên tai, dịch bệnh, sự cố hay tình trạng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn hiện nay, bên cạnh chính sách, sự đồng hành, hỗ trợ của Chính phủ, nhiều cá nhân đã đứng lên kêu gọi quyên góp từ thiện để hỗ trợ, giúp đỡ. Song thời gian qua cũng đã có không ít cá nhân kêu gọi không đúng cách hoặc lợi dụng để trục lợi.

Theo quy định pháp luật, ngoài các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được kêu gọi từ thiện thì cá nhân có đủ năng lực hành vi được quyền tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Hình ảnh mang tính minh họa

Vậy, cá nhân vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp từ thiện như thế nào đúng quy định pháp luật? Trách nhiệm của cá nhân cần phải làm gì?

- Thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú theo mẫu quy định.

- Mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.

- Không tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.

- Sau khi tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện, cá nhân có trách nhiệm thông báo với UBND nơi tiếp nhận (tỉnh, huyện, xã) để phối hợp xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian hỗ trợ hỗ trợ và thực hiện theo đúng cam kết phân phối trước đó.

Như vậy, cá nhân hoàn toàn có thể tổ chức thực hiện vận động, kêu gọi từ thiện, đây là một hoạt động nhân văn, giàu ý nghĩa, thể hiện được truyền thống đoàn kết, “lá lành dùm rách rách” của dân tộc ta từ bao đời. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch và đúng đắn, các hoạt động từ thiện cần phải được tổ chức theo đúng quy định của pháp luật. Nếu có cá nhân nào lợi dụng hoạt động từ thiện để trục lợi, chiếm đoạt tiền từ thiện, thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo mức độ, tính chất.

PH. AN


Tác giả: Công an huyện
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản mới
Thống kê truy cập
Hôm nay : 504
Hôm qua : 1.414
Tháng 11 : 11.839
Tháng trước : 13.358
Năm 2024 : 35.040